Tại Sao Phụ Nữ Dễ Khóc Khi Đến Kỳ Kinh Nguyệt?
Nhiều Phụ nữ phải đối mặt với những thay đổi tâm trạng, cảm giác buồn bã hoặc lo lắng trong giai đoạn trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, việc dễ khóc mà không có lý do cụ thể là một hiện tượng phổ biến. Điều này thường được liên kết với những thay đổi hormon trong cơ thể, nhưng nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến hiện tượng này? Hãy cùng Ladycare khám phá chi tiết lý do tại sao Phụ nữ dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt và cách đối phó tâm trạng thất thường này.
I. Dễ Khóc Khi Đến Kỳ Kinh Nguyệt Có Bình Thường Không?
Hầu hết chị em Phụ nữ đều từng trải qua những cảm xúc lên xuống thất thường trước và trong kỳ kinh nguyệt. Thực tế, ước tính có đến 75% Phụ nữ gặp phải các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Những thay đổi hormone phức tạp trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Sự biến động của Estrogen và Progesterone không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm trạng. Nhiều chị em thường cảm thấy chán nản, buồn bã, lo lắng một cách vô cớ, thậm chí dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt mà chị em nào cũng trải qua.
Ngoài ra, các triệu chứng về thể chất có thể đi kèm theo như đau đầu, đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị,… Những biểu hiện này thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu và thường tự biến mất sau khi hành kinh.
Các chị em Phụ nữ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt là điều bình thường.
II. Tại Sao Phụ Nữ Dễ Khóc Khi Đến Kỳ Kinh Nguyệt?
1. Hormon sinh dục và mức Serotonin thấp
Một trong những nguyên nhân chính khiến Phụ nữ dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của các hormon sinh dục. Sau khi rụng trứng, lượng Estrogen và Progesterone trong cơ thể giảm mạnh, tác động trực tiếp đến mức Serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng.
Serotonin thường được ví như “hormone hạnh phúc” vì nó giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ, lạc quan và bình tĩnh. Khi nồng độ Serotonin giảm, tâm trạng dễ trở nên chán nản, buồn bã, lo âu, thậm chí dễ cáu gắt hơn. Điều này giải thích lý do tại sao nhiều Phụ nữ cảm thấy nhạy cảm và dễ bị tổn thương, dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt, ngay cả khi không có bất kỳ sự kiện căng thẳng nào xảy ra.
2. Chất lượng giấc ngủ kém
Sự biến động hormone trong chu kỳ kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Giống như một chiếc đồng hồ bị xáo trộn, sự thay đổi hormone làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, khiến giấc ngủ trở nên chập chờn. Khi bị thiếu ngủ, cơ thể và tinh thần sẽ mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và nhạy cảm hơn. Điều này càng làm trầm trọng thêm những thay đổi cảm xúc do hormone gây ra, tạo thành một vòng luẩn quẩn, khiến chị em Phụ nữ khó hồi phục lại tinh thần.
3. Thay đổi cảm giác thèm ăn
Biến đổi hormone trong giai đoạn này thường khiến Phụ nữ có cảm giác thèm ăn đồ ngọt và tinh bột. Mặc dù việc tiêu thụ Carbohydrate có thể kích thích sản sinh Serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác hạnh phúc tạm thời, nhưng sự thay đổi đột ngột của lượng đường huyết sau đó lại có thể làm tăng cảm giác bực bội, buồn bã và thậm chí dễ khóc hơn.
4. Hạn chế vận động thể chất
Những cơn đau bụng, cảm giác đầy hơi khó chịu thường khiến Phụ nữ có xu hướng hạn chế vận động trong những ngày trước kỳ kinh. Việc ít vận động không chỉ làm giảm các triệu chứng thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tâm trạng. Thiếu hoạt động thể lực có thể làm giảm sản xuất Endorphin, khiến chúng ta cảm thấy buồn chán, mệt mỏi và dễ cáu gắt hơn. Điều này lại càng khiến họ dễ khóc hơn bình thường.
III. Cách Đối Phó Tâm Trạng Thất Thường Khi Đến Kỳ Kinh Nguyệt
Khi đã hiểu rõ nguyên nhân khiến mình dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn cần có những cách đối phó với cảm xúc tiêu cực, tránh tình trạng lo lắng, buồn rầu kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Sau đây, Ladycare sẽ mang đến bạn 4 cách đối phó với tâm trạng thất thường trong kỳ kinh:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy thay thế đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều tinh bột bằng những loại thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi hoặc các loại hạt. Omega-3 đã được chứng minh là có tác dụng giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó, hạn chế đồ ăn mặn sẽ giúp giảm tình trạng giữ nước và đầy hơi.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cơ thể sản sinh Endorphin – chất hóa học tạo cảm giác hạnh phúc. Nếu không muốn tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao, bạn có thể thử những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga, cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng.
- Nghe nhạc hoặc xem phim: Việc đơn giản như nghe một bản nhạc yêu thích hoặc xem một bộ phim hài có thể giúp bạn quên đi cảm giác tiêu cực. Việc làm này giúp đánh lạc hướng tâm trí và giảm bớt căng thẳng, lo âu.
- Tạo thói quen giấc ngủ tốt: Cố gắng thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, và tránh tiêu thụ Caffeine vào buổi tối. Điều này giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Trong những ngày đèn đỏ, bạn nên ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng và làm những việc mình yêu thích để cảm thấy thoải mái hơn.
IV. Khi Nào Bạn Nên Thăm Khám Bác Sĩ?
Những cảm xúc tiêu cực như chán nản, buồn bã kéo dài và nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Do đó, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Hoặc trong trường hợp các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn thì có khả năng bạn đang mắc phải trầm cảm tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng có thể nhận biết bao gồm:
- Rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn trầm cảm
- Có ý định tự tử hoặc hành vi tự làm hại bản thân
- Rối loạn lạm dụng rượu
- Rối loạn ăn uống
- Tâm thần phân liệt
- Rối loạn lo âu
Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp, giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Qua bài viết trên, Ladycare đã cùng bạn tìm hiểu về những nguyên nhân tại sao Phụ nữ dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, việc chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng. Hãy thử áp dụng những phương pháp thư giãn, ăn uống lành mạnh và tập thể dục để cải thiện tâm trạng. Nếu tình trạng không cải thiện, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được điều trị kịp thời.
Nhờ các cách trên mà tâm trạng của mình trong thời gian này rất thoải mái, k còn khó chịu như trước nữa. Cảm ơn Ladycare!